Đặt may và sở hữu bộ suit ưng ý là điều ai cũng mong muốn. Nhưng biết cách bảo quản suit cũng như làm sạch lại là vấn đề quan trọng không kém. Cùng VIET TAILOR tìm hiểu những bước giặt và bảo quản suit yêu quý của bạn nhé.
1. Phong thái tự tin khi bộ suit thơm tho, phẳng phiu
Bộ suit màu than với họa tiết xương cá mang lại phong thái uy quyền và cổ điển. Trong khi đó, một bộ suit xám tro bằng vải nỉ mỏng lại bứt phá cùng sự sáng tạo, thoải mái và có chút bụi bặm. Một chàng trai khi diện bộ suit 3 mảnh được đặt may riêng sẽ toát lên được nét tinh xảo, truyền thống. Tuy nhiên, dù các bộ trang phục của bạn có tinh xảo đến đâu, thiết kế hoàn hảo đến mức nào thì chúng cũng chẳng có tác dụng gì nếu nhăn và có mùi như bạn vừa trải qua 72 tiếng vui chơi liên tục.
Chính vì thế, việc giặt và bảo quản suit đúng cách là yếu tố không thể thiếu khi đi kèm với bất kỳ trang phục cao cấp nào. Chắc hẳn bạn không muốn tình trạng bộ suit “có mùi” làm hỏng hết diện mạo của mình đúng không?
2. Cách bảo quản suit: bao lâu nên giặt?
Giặt khô là hình thức phổ biến nhưng lại không phù hợp với tất cả loại quần áo. Vì thế, việc giặt khô suit bao lâu một lần là một vấn đề khiến cánh mày râu luôn trăn trở. Đầu tiên, chúng tôi khuyên bạn nên giặt áo khoác vest của bộ suit khoảng 2 lần/năm. Nghe có vẻ hơi lạ đúng không? Tuy nhiên, cách giặt này lại không áp dụng cho quần dài. So với áo khoác thì quần dài chịu mài mòn nhiều hơn trong lúc mặc. Do đó, bạn cần giặt khô quần thường xuyên hơn. Thêm nữa, khi mua một bộ suit, chúng tôi cũng khuyên bạn nên mua 2 chiếc quần giống nhau để có thể mặc thay phiên và đảm bảo chất lượng lâu dài.
Trên thực tế, giặt khô là quá trình làm sạch bằng hóa chất không tốt cho tuổi thọ của suit. Khi được giặt khô nhiều lần thì các sợi tự nhiên sẽ bị bào mòn dần và dẫn đến các tình trạng như sợi giòn, xù lông hoặc thậm chí là sứt chỉ, rách đường may. Vậy thì, ta nên giặt khô bao lâu một lần để suit được bảo quản tốt nhất? Câu trả lời là bạn chỉ thực hiện nó khi các giải pháp thông thường không còn tác dụng (như dùng khăn ẩm chà nhẹ hay dùng bàn ủi hơi nước, bàn chải quần áo để làm sạch các vết bẩn).
3. Giải quyết những nếp nhăn, nếp gấp
Trước khi tìm cách đối phó với các nếp nhăn, bạn cần nhớ quy tắc quan trọng. Đó là luôn treo chúng lên chứ không nên xếp, gấp lại. Hành động này là cách bảo quản suit đơn giản nhất để tránh các nếp gấp xấu xí xuất hiện. Khi có nếp nhăn thì bạn dùng loại bàn ủi hơi nước và chỉnh ở mức thấp. ĐỪNG BAO GIỜ ủi bộ suit tại nhà với loại bàn là thông thường hoặc chỉnh mức nhiệt độ không phù hợp. Vì như vậy sẽ để lại nhiều vệt sáng vĩnh viễn trên vải. Bạn nên dùng loại bàn ủi hơi nước nhỏ dạng đứng hoặc cầm tay và cẩn thận trong khi ủi trang phục.
Trong trường hợp bạn đang du lịch và không mang bàn ủi theo thì vẫn có cách để đối phó các nếp nhăn này. Bạn chỉ việc treo suit trong phòng tắm khách sạn, mở nước nóng, đóng kín cửa và để cho căn phòng tràn ngập hơi nước khoảng từ 10 đến 15 phút.
4. Làm gì khi suit có nhiều mùi cơ thể?
Khi mặc suit nhiều lần hoặc đổ mồ hôi nhiều, cách tốt nhất là bạn nên treo suit ở nơi thoáng mát để cho gió lùa một cách tự nhiên. Những sợi vải tự nhiên được dùng để gia công bộ suit có tính thoáng khí và giúp loại bỏ mùi cơ thể. Vì vậy, bạn đừng nên để suit vào tủ quần áo kín sau khi mặc. Thêm nữa, bạn cũng không nên treo những bộ suit tiếp xúc nhau trên sào mà nên để có khoảng không cho thoáng khí.
Một phương thức tương đối nhanh để đối phó với mùi hôi là dùng xịt khử mùi cho suit. Cách này không thích hợp với những bộ suit trong tình trạng nặng mùi mà chỉ dành cho những bộ suit được mặc sau những dịp như: ăn đồ nướng, lẩu, dùng bữa trên máy bay,…Trước khi dùng xịt khử mùi thì bạn nên lật bề trong của suit ra, xịt vào phần tay áo. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng cách này quá. Nếu bộ suit của bạn có vẻ bốc mùi “nồng nặc” thì đó là lúc bạn nên đến tiệm giặt khô rồi.
5. Bàn chải quần áo, có nên dùng?
Có nên mua bàn chải quần áo dành cho suit không? Chắc chắn là có rồi. Không những có ích mà bàn chải còn là dụng cụ quan trọng nhất trong quy trình giữ gìn bộ suit đúng cách. Bàn chải quần áo (hay còn gọi là bàn chải lấy bụi quần áo) được làm từ những sợi lông cứng tự nhiên và giúp bạn chải suit một cách nhẹ nhàng, loại bỏ bụi, lông bẩn mà không gây tổn hại cho bộ đồ. Bạn nên chọn bàn chải có lông cứng vừa phải (vừa đủ cứng hơn các sợi vải của bộ suit) và chải suit đều đặn mỗi khi mặc xong.
6. Loại bỏ các vết bẩn trên suit như thế nào?
Các vết bẩn, vết ố trên quần áo là kẻ thù chung của mọi loại trang phục. Và bằng cách này hay cách khác, chúng vẫn xuất hiện dù bạn có cẩn thận đến thế nào. Khi gặp các vết bẩn khó chịu này, bạn đừng quá lo lắng, nhưng cũng không nên phớt lờ và để lâu. Cách tốt nhất trong lúc này là áp dụng cách tẩy vết ố cho phù hợp.
Khi tẩy, bạn nên thực hiện một cách nhẹ nhàng và đơn giản. Dùng nước, một chiếc khăn tắm mềm để tẩy các vết nhỏ. Bạn nên cẩn thận không chà xát mạnh vì như thế sẽ khiến vết bẩn bám sâu vào vải hơn. Cụ thể, bạn xoa nhẹ để vết bẩn thấm ngược lại vào khăn. Bạn cũng đừng nên thử dùng chất tẩy, bột giặt vì như thế sẽ gây hại nặng nề lên màu vải và chất liệu của suit. Sau khi tẩy, bạn phơi bộ suit lên cho khô rồi dùng bàn chải đánh nhẹ lại ở chỗ vết bẩn.
7. Kĩ thuật nào giúp bảo quản suit lâu bền
Việc sở hữu nhiều bộ suit khác nhau để ăn mặc hợp với thời tiết là rất thông dụng với các quý ông. Nên mỗi khi chuyển mùa, có những bộ suit sẽ cần phải lưu trữ lâu dài đến vài tháng hoặc năm sau bạn mới mặc lại. Đầu tiên, khi bạn dự định không mặc những bộ suit nào đó trong một thời gian dài sắp tới, hãy đem chúng đi giặt khô. Ở trên chúng tôi có nói về hai lần giặt khô duy nhất của áo khoác trong bộ suit, thì lần này chính là một trong số đó. Đây là khâu quan trọng vì các vết mồ hôi còn dính trên cổ áo có chứa enzyme sẽ khiến cổ áo bị ố vàng sau một khoảng thời gian.
Sau khi giặt khô, bạn treo suit lên nhưng bọc bộ đồ trong túi nilon để bảo quản khỏi bụi bẩn và nấm mốc. Khi treo lên, bạn cũng nên đổi sang loại móc có đệm ở vai để giữ tốt dáng của phần vai áo.
> Xem thêm: